Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, những năm qua, THCS Mạo Khê II đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp sáng tạo; Trong đó có nhân rộng phong trào đọc sách, xây dựng tập thể nhà trườnghọc tập, thích ứng phù hợp trong thời kỳ chuyển đổi số hiện nay.
Với thành tích 9 năm liền là học sinh giỏi toàn diện cấp trường, từng đạt giải nhì cấp tỉnh và đạt giải ba cấp Quốc gia Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm học 2020 - 2021; Đạt các giải nhì, giải ba học sinh giỏi các môn văn hóa trong kỳ thi tuyển chọn học sinh giỏi cấp thị xã, thời gian qua, em Đặng Thảo Chi - Học sinh lớp 9D2, trường THCS Mạo Khê II luôn biết vận dụng sáng tạo giữa kiến thức được học trên lớp và thói quen tìm hiểu thông qua đọc sách báo, trên mạng Internet. Với Thảo Chi thì một trong những giải pháp phát triển văn hóa đọc hiện naychính là phải tạo được cho bản thân môi trường đọc hứng thú, để từ đó khơi dậy cho bản thân tinh thần hiếu học, hình thành thói quen coi trọng việc đọc sách giống như có được một người bạn thân thiết trong cuộc sống hàng ngày.
Tâm sự với chúng tôi, em Đặng Thảo Chi bộc bạch: “ Đọc sách có rất nhiều lợi ích thiết thực trong việc giúp chúng em mở rộng vốn hiểu biết của mình. Bản thân em đã rèn luyện, duy trì thói quen đọc sách từ khi còn rất nhỏ. Khi đọc sách, em luôn tìm tòi, nghiên cứu sâu hơn về những thông tin có ở trong sách. Đồng thời đã chủ động chọn lọc, ghi chép những thông tin tâm đắc nhất có ở trong sách để có thể vận dụng thực tiễn trong cuộc sống ”.
Cô Từ Thị Hiền – Giáo viên môn Ngữ văn, trường THCS Mạo Khê II chia sẻ thêm: “ Sách đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Qua sách, người đọc được cung cấp những thông tin cần thiết, hữu ích; Rèn được tính kiên nhẫn, khả năng ngôn ngữ, giao tiếp linh hoạt hơn. Đó cũng chính là yếu tố cần thiết đối với sự phát triển toàn diện của các em học sinh. Là giáo viên môn ngữ văn, bản thân tôi ngoài việc truyền dạy kiến thức thì còn ưu tiên quan tâm rèn kỹ năng, định hướng xây dựng cho các em thói quen đọc sách để mang lại các lợi ích thiết thực trong cuộc sống. Trong thời kỳ chuyển đổi số, tôi đã định hướng cho các em cách khaithác, lựa chọn nội dung và phương pháp đọc sao cho hiệu quả nhất”.
Xác định việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc cho học sinh là một trong những yếu tố quan trọng để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. những năm qua, trường THCS Mạo Khê II đã chú trọng quan tâm đẩy mạnh nhiều giải pháp linh hoạt, sáng tạo. Trong đó có đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh hiểu sâu hơn về tác dụng, ý nghĩa của đọc sách; Quan tâm, đầu tư cơ sở vật chất và thường xuyên bổ sung sách cho thư viện nhà trường nhằm thu hút lượng học sinh đến đọc sách mỗi ngày.
Hiện tại, nhà trường có phòng thư viện riêng rộng 75 m2, thoáng mát để trưng bày sách và phục vụ các hoạt động nghiên cứu tìm hiểu, đọc sách . Các trang thiết bị bên trong của thư viện khá đầy đủ, có giá đựng sách, có tủ trưng bày sách, và các khẩu hiệu. Tổng số sách, báo, tập chí của nhà trường hiện có trong thư viện là trên 12500 cuốn ( Gồm: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo, Báo, tạp chí…..). Các đầu sách đều được bố trí, sắp xếp khoa học theo từng chủ đề, chủ điểm hàng tháng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người đọc trong việc tra cứu, tìm kiếm….
Đặc biệt là trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, thực hiện chuyển đổi số như hiện nay, trường THCS Mạo Khê II đã chủ động bổ sung về cơ sở vật chất ( máy tính và kết nối mạng Internet); Tập trung đổi mới, sáng tạo, áp dụng vào vận hành, số hóa và phát triển kho tài liệu cả về số lượng và chất lượng, cung cấp nhiều tư liệu quý phục vụ bạn đọc….Từ đó đã tạo sự mới mẻ, giúp các em học sinh sự hứng thú đến khai thác, tìm hiểu và đọc sách ngày càng đông hơn.
Trao đổi với chúng tôi, cô Nguyễn Thị Mỹ Hạnh – Phó Hiệu trưởng Trường THCS Mạo Khê 2 cho biết thêm: “ Thường là vào đầu các năm học, nhà trường đềuchỉ đạo các lớp xây dựng tủ sách lớp học. Mỗi tủ sách nhỏ được coi là một thư viện mini thu nhỏ mà ở đó các em có thể cùng nhau đọc, trao đổi về nội dung những cuốn sách mà mình yêu thích. Hình thức “Góc thư viện” giúp các em tiếp cận gần hơn với sách. Tập trung xây dựng hình ảnh mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng về tinh thần tự đọc, tự nghiên cứu, sáng tạo để các em học sinh noi theo. Tổ chức các hoạt động giới thiệu sách trong khuôn khổ lớp học, các em sẽ lựa chọn cuốn sách mà mình yêu thích, tâm đắc nhất để chia sẻ nội dung, ý nghĩa, thông điệp mà cuốn sách mang lại với thầy cô, bạn bè. Để hưởng ứng phong trào đọc sách vào ngày 23/4 hàng năm, nhà trường thường tổ chức “Ngày hội văn hóa đọc”, với các hoạt các hoạt động có ý nghĩa như: giới thiệu về một cuốn sách kèm theo poster, tranh ảnh minh họa; hay chuyển thể các tác phẩm văn học bằng hình thức sân khấu hóa, làm cho các tác phẩm ấy thực sự có sức sống và đến gần hơn với bạn đọc. Nhờ đó đã góp phần nâng cao nhận thức của các thầy cô giáo, các em học sinh về vai trò và tầm quan trọng của việc đọc sách, đưa phong trào đọc sách thực sự trở thành một nét đẹp văn hóa trong nhà trường”.
Với thành tích là lá cờ đầu khối các trường THCS của Ngành Giáo dục và Đào tạo thị xã Đông Triều thông qua các con số đạt cao về tỷ lệ học sinh giỏi, số học sinh đạt giải các môn văn hóa trong các kỳ thi tuyển chọn học sinh giỏi các cấp từ thị xã đến tỉnh, Quốc gia và số học sinh đỗ vào lớp 10 THPT công lập hàng năm ….là những minh chứng để khẳng định thành công trong việc giáo dục, rèn luyện kỹ năng thông qua việc xây dựng, phát huy hiệu quả phong trào đọc sách của trường THCS Mạo Khê 2. Và hy vọng rằng, việc duy trì nhân rộng thói quen đọc sách cho học sinh của trường THCS Mạo Khê II cũng sẽ là tiền đề để các em học sinh khơi dậy tiềm năng thế mạnh và qua đó sẽ đưa chất lượng giáo dục của nhà trường lên một tầm cao mới, thích ứng phù hợp an toàn hiệu quả trong thời kỳ chuyển đổi số hiện nay.